Old school Swatch Watches
Ăn thịt chim bồ câu có thể kích thích ăn uống, tăng khả năng tuần hoàn máu, giúp tinh thần sảng khoái, thể lực sung mãn, da dẻ mịn màng, phòng chống được lão hoá và tóc bạc sớm...

Thịt bồ câu ăn ngon, bổ dưỡng, nhất là chim non ra ràng. Do thịt chim bồ câu dễ tiêu hoá hơn các loại thịt gia cầm khác nên đối với người cao tuổi chức năng tiêu hoá kém và trẻ em, tác dụng bổ dưỡng của chim bồ câu càng rõ rệt. Thành phần chủ yếu của thịt bồ câu có protein 22,14%, lipit, các chất canxi, photpho, sắt, nhiều loại muối khoáng khác và vitamin. Ngoài giá trị dinh dưỡng, bồ câu còn là vị thuốc quí được Đông y dùng từ lâu đời để chữa nhiều bệnh. Thịt chim bồ câu có tên thuốc là cáp điểu nhục là một vị thuốc bổ dưỡng quý, có vị mặn, tính bình, hơi ấm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hoá. Thịt bồ câu thích hợp với thể tạng người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em, dùng dưới dạng nấu cháo chim ăn nóng ngon và bổ.

Đối với những trường hợp bị liệt dương, thiếu máu, hoa mắt, hay choáng váng có thể dùng món ăn bồ câu nấu cùng tổ yến để cải thiện sức khoẻ, sinh tinh.

Dưỡng thai và chữa hiếm muộn: Đối với những người yếu mệt cần bồi dưỡng, phụ nữ đang mang thai và nuôi con nhỏ, những đôi vợ chồng trẻ đang tuần trăng mật, những cặp vợ chồng hiếm muộn đang mong có con... ăn cháo bồ câu ra ràng hầm với đậu xanh, hạt sen, tổ yến rất tốt. Thịt bồ câu ra ràng làm sạch cho vào nấu cùng đậu xanh và gạo. Khi cháo gần nhừ cho thêm hạt sen vào và nấu cho chín tới. Vớt thịt ra, xé nhỏ, cho lại vào cháo, thêm tổ yến làm sạch đã chưng vào, ăn lúc còn nóng.

Tiết chim bồ câu có tên thuốc là cáp điểu huyết có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng giải độc, điều kinh.

  1. Trứng chim bồ câu có  9,5% chất đạm, 6,4% chất béo, hợp chất đường và các chất khoáng như canxi, photpho, sắt... cũng được dùng làm thuốc. Theo Đông y, trứng chim bồ câu có vị ngọt, chua, mặn, tính bình, có tác dụng ích khí, giải độc. Cách dùng chủ yếu là luộc hoặc chần nước sôi.

thuoc tu bo cau
Theo y học cổ truyền, thịt chim bồ câu có vị ngọt, tính bình có công hiệu bổ gan thận, ích tinh huyết, chữa lãnh đạm tình dục ở nữ, chữa dương nuy (liệt dương), xuất tinh sớm, mộng tinh, di tinh ở nam...
Thịt chim bồ câu ngon dịu, nhiều dinh dưỡng và có giá trị làm thuốc. Thịt chim bồ câu có chứa các thành phần: protein, lipid, các chất khoáng, kali, natri, can-xi, phospho, các vitamin nhóm B, và nhiều nguyên tố vi lượng.
theo y học cổ truyền, thịt chim bồ câu có thể dùng để chữa các chứng tiết tinh sớm (di tinh), dương nuy, lãnh đạm giới tính, bế kinh, người già hư yếu, khát nước uống nhiều (tiểu đường).

Những trường hợp chị em có tình trạng lãnh đạm tình dục có thể thường xuyên ăn canh chim bồ câu (con mái) nấu với đông trùng hạ thảo, bằng cách chế biến như sau: một con chim bồ câu mái, màu trắng, 3g đông trùng hạ thảo, cùng muối tinh, rượu, bột gừng, bột ngọt, mỗi thứ lượng vừa đủ. Làm sạch chim bồ câu, bỏ lông, bỏ nội tạng. Đông trùng hạ thảo ngâm nước 120 phút. Cả hai thứ cùng nấu chín với lửa nhỏ. Khi chín thì thêm muối, rượu, gừng tươi, gia vị, rồi dùng lúc còn nóng.

Với những chị em gặp tình trạng bế kinh có thể dùng một chim bồ câu mái trắng, cắt tiết (tiết giữ lại), làm sạch, bỏ lông, bỏ nội tạng, rồi cho vào nồi đất cùng 15g vị thuốc đương quy, 20g quy bản, 5g xuyên khung, 10 quả đại táo. Dùng lửa nhỏ nấu cho chín, bỏ bã thuốc, nêm nếm gia vị, dùng nước nấu và thịt bồ câu, tiết bồ câu lúc còn nóng.

Phái nam có bệnh dương nuy, xuất tinh sớm, mộng tinh, di tinh, có thể dùng một con chim bồ câu đực cắt tiết (tiết giữ lại), làm sạch, bỏ lông, bỏ nội tạng, cùng 30g vị thuốc hoàng tinh, 15g ích trí nhân, 30g ngũ bội tử, 30g khởi tử, 200ml rượu cái nếp. Dùng lửa nhỏ hầm cho chín, rồi ăn nóng.

Người già cơ thể suy yếu, có thể ăn canh chim bồ câu trắng, làm như sau: một con chim bồ câu trắng, làm sạch, bỏ tiết, bỏ lông, bỏ nội tạng, cùng 30g khởi tử, và bột gừng, rượu, gia vị. Dùng lửa nhỏ nấu dạng canh để dùng.

Người bị tiểu đường có thể dùng một con chim bồ câu đực lông trắng làm sạch, bỏ lông, bỏ nội tạng, cắt miếng, nấu chín cùng với 50g hoài sơn, 30g ngọc trúc, không dùng gia vị, mà ăn nhạt.

Người hay bị váng đầu, hoa mắt, tim đập không đều, mất ngủ, có thể dùng 30g ngũ vị tử, 30g khởi tử, 30g hà thủ ô đem nấu lấy nước, dùng nước thuốc này luộc 4 quả trứng chim bồ câu, gia thêm 100g rượu nếp cái. Khi trứng chín cho thêm 50g đường đỏ, bỏ vỏ trứng, ăn trứng và húp nước lúc còn nóng.

Chữa chứng ra mồ hôi trộm thì dùng một con bồ câu, 20g hoàng kỳ, 25g kỷ tử. Bồ câu làm sạch, bỏ hết nội tạng, rồi cho hoàng kỳ, kỷ tử vào bụng và khâu lại rồi hấp cách thủy. Khi chín bỏ xác hoàng kỳ, kỷ tử, chỉ dùng thịt chim và nước. Dùng 3 lần cách nhau 5 ngày, chứng mồ hôi trộm sẽ đỡ.


Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ can thận, kiện tì vị, ích khí huyết, khử phong giải độc. Thịt được dùng như thuốc cho trường hợp gầy yếu suy nhược, dinh dưỡng không tốt…

Chim bồ câu là loại động vật thuộc họ chim gáy. Thịt bồ câu: tính bình, vị mặn. Thành phần chủ yếu: thịt có chứa protein thô là 22,14%, mỡ, calci, phốt-pho, sắt, muối khoáng, các loại vitamin và một bộ phận acid hữu cơ khác.

Thịt bồ câu dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ. Trứng bồ câu có chứa protein 9,5%, chất béo 6,4%, hợp chất đường và calci, sắt, phốt-pho...

Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ can thận, kiện tì vị, ích khí huyết, khử phong giải độc. Dùng cho trường hợp gầy yếu hư nhược, tiêu khát, hay quên, mất ngủ, thần kinh suy nhược, dinh dưỡng không tốt, phụ nữ huyết hư tắc kinh, bị lở loét nấm ngoài da ác tính... Trứng chim bồ câu có thể bổ hư giải độc.

Cách dùng: Thịt xào chín, nấu canh. Trứng thì luộc hay chần nước sôi.

Chữa trị: Người già thận hư, cơ thể suy nhược, thận hư lao tổn, bổ thận ích khí, bệnh đái đường, phụ nữ huyết hư tắc kinh, dự phòng bệnh sởi.


S6302016 1

Với những nguyên liệu dễ kiếm dễ tìm, chúng ta có thể tạo ra những món ăn ngon và rất tốt cho sức khỏe. 

1. Nguyên liệu
- 2 con bồ câu
- 500g lá ngải cứu
- 200g táo tàu
- 1g kỷ tử, 50g thục
- 50g quy
- 100g ý dĩ
- 150g thịt nạc thăn xay
- 200g hạt sen
- 50g đậu xanh
- 50g gạo nếp

2. Cách làm
- Bồ câu làm sạch, bỏ hết phần lòng, chặt phần đầu, cổ và cánh để riêng, giữ nguyên con.
- Bắc một nồi nước lên bếp, cho kỷ tử, thục, quy, ý dĩ vào hầm cùng với đầu, cánh và cổ bồ câu.
- Dùng một nồi khác ninh mềm hạt sen.
- Ngải cứu nhặt lấy phần lá non và ngọn, bỏ phần già, đun nước sôi lên luộc sơ, sau đó cho vào chảo xào với dầu ăn và gia vị.
- Dùng một cái tô lớn, cho hạt sen, nếp, đậu xanh, thịt nạc xay cùng kỷ tử, táo tàu, thục, quy, ý dĩ và lá ngải cứu vào trộn đều, nêm nếm gia vị.
- Nhồi hỗn hợp trên vào phần bụng bồ câu, sau đó dùng tăm ghim lại, để giữ phần nhân không rớt ra ngoài.
- Cho bồ câu vào nồi nước hầm từ 3 - 4 tiếng đồng hồ.
- Bồ câu khi chín vớt ra ăn nóng, nước có thể dùng để uống nhiều lần.